Công ty ảo phi tập trung dựa trên blockchain và một mô hình kinh doanhchưa từng có - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Monday, August 15, 2016

Công ty ảo phi tập trung dựa trên blockchain và một mô hình kinh doanhchưa từng có

Chúng ta thường thấy có các công ty hoạt động ở nhiều vùng địa lý với nhiều văn phòng địa phương chứ chưa từng thấy có công ty ảo. Ấy vậy mà dường như công ty đó lại có những bước phát triển đáng kinh ngạc. Có thể việc hoạt động của nó đánh dấu cho sự ra đời một mô hình kinh doanh hết sức đặc biệt với thiên hướng dịch vụ.


Vậy công ty ảo phi tập trung là gì? Đó là một mô hình kinh doanh có thu lợi nhuận nhưng không có địa chỉ cụ thể, không đăng ký kinh doanh, không có giám đốc hay kế toán... còn những người làm việc trong công ty đó cũng rải rác khắp nơi trên toàn thế giới, mọi người đến với nhau trên không gian mạng, làm việc vì chung sứ mạng và mục đích và ai nấy đều nhận phần công việc một cách chủ động theo khả năng và mong muốn vủa mình, còn lợi ích thì khá công bằng đó là theo mức độ chấp nhận rủi ro và cố gắng của từng người vì hệ thống tạo động lực cho làm việc đã được lập trình vào trong hệ thống.

Thế còn sản phẩm và dịch vụ của công ty ảo này là gì? Công ty ảo này tập trung phát triển sản phẩm chính là hệ thống và mạng lưới thanh toán tiền kỹ thuật số có tên là Dash. Còn dịch vụ của nó là một dạng như ngân hàng ảo hoặc ngân hàng phi tập trung với đồng tiền ảo có tên là Dash cho phép các giao dịch online tốc độ cao gần như tức thời với khả năng ẩn danh (người dùng tuỳ chọn), dịch vụ thanh toán trực tuyến cho thương mại điện tử, dịch vụ đầu tư, tiết kiệm... và các dịch vụ khác đang tiếp tục phát triển. Khách hàng của công ty ảo này có rất nhiều người cũng đồng thời là nhân viên hoặc fan hâm mộ của công ty này. Mục đích tiếp theo của Dash là làm cho tiền kỹ thuật số cũng đơn giản và dễ sử dụng giống như Paypal.

Chà nghe có vẻ ảo quá phải không? Đúng là như thế đấy.

Sự ra đời của công ty đặc biệt này bắt đầu một cách khá tình cờ bởi một lập trình viên ở Arizona, Mỹ tên là Evan Duffield khi anh tìm cách phát triển một loại tiền kỹ thuật số theo kiểu của Bitcoin với ý định đem đến cho nó những cải tiến giúp cho các giao dịch trên đó đảm bảo tính riêng tư cho người dùng.

Với định hướng như vậy anh được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng mạng để tiếp tục phát minh thêm những tính năng giúp cho loại tiền này trở nên độc lập hơn và không phụ thuộc kể cả với chính người phát triển ra nó là anh ta nữa. Một tính năng đặc biệt quan trọng đó là khả năng điều hành phi tập trung. Tính năng này có nghĩa là sẽ giúp cho cộng đồng tự biểu quyết để thông qua những quyết định cho mạng lưới tiền ảo này (hệ thống này ban đầu là Darkcoin sau đó đổi tên thành Dash tức Digital Cash hay còn gọi là tiền mặt kỹ thuật số). Và kể cả trong việc phát triển tính năng cho chính hệ thống này thông qua cơ chế bầu cử. Điều này làm cho Dash trở nên một cỗ máy tự tiến hoá thậm chí nó có thể tự thuê lập trình viên để cải tiến cho chính nó. Tất nhiên điều đó thông qua cơ chế bầu chọn của những người dùng. 

Cơ chế bầu cử trên Dash không phải kiểu cơ chế phổ thông đầu phiếu một cách cào bằng. Chỉ những người đầu tư số tiền ít nhất 1000 Dash (ở đây là đơn vị tiền tệ của hệ thống Dash) mới có quyền tham gia biểu quyết. Nhờ cơ chế ràng buộc quyền lợi với những người có cam kết đủ cao và có năng lực nhất định (vì đầu tư 1000 Dash không hề rẻ) nên các quyết định sau khi biểu quyết có chất lượng khá cao. Vì nếu nhà đầu tư (người nắm cổ đông tức người có trên 1000 Dash không bỏ phiếu cho quyết định khôn ngoan thì số Dash của anh ta sẽ bị giảm mất giá trị. Chính điều này giúp những người giỏi giang, tâm huyết đưa ra những quyết định tốt nhất cho lợi ích lâu dài của Dash.

Chính bằng cơ chế thúc đẩy đó mà đồng tiền Dash càng ngày càng tăng giá trị. Tính đến giữa tháng 8 năm 2016 thì giá của 1 Dash là trị giá hơn 13 USD và giá trị này còn tiếp tục tăng.

Không giống như Bitcoin toàn bộ an ninh hệ thống được giao hết cho các miner hay còn gọi là những thợ mỏ Bitcoin và số Bitcoin phát sinh thêm được trả công cho các thợ mỏ này để xác thực các giao dịch. Đối với Dash các thợ mỏ chỉ được trả công tương ứng với 45% số Dash được phát sinh thêm, 45% nữa được trả cho việc tạo động lực cho phát triển hạ tầng, chính nhờ hạ tầng này sổ cái của Dash được lưu trữ ở trên các máy chủ ở các trung tâm dữ liệu nơi có mạng tốc độ cao thay vì các máy trạm của người dùng. Những người tham gia phát triển hạ tầng này cũng chính là những người phải đầu tư 1000 Dash mới có quyền thiết lập máy chủ gọi là Masternode nhằm phục vụ hạ tầng ứng dụng cho nền tảng của Dash. Bởi có nền tảng mạnh mẽ nên Dash có thêm nhiều tính năng bổ sung như đảm bảo giao dịch riêng tư không thể theo dõi được các giao dịch, cho phép giao dịch được đảm bảo gần như tức thời (dưới 3 giây) trước nguy cơ tấn công tiêu nhiều lần (double spending) và giao dịch chậm như sên (khoảng 1 tiếng để xác thực an toàn cho một giao dịch Bitcoin) vốn là đặc trưng của các loại tiền mã hoá. Và hạ tầng này còn được dùng làm nền tảng của rất nhiều ứng dụng quan trọng khác nữa sẽ được phát triển sau này. 10% Số Dash phát sinh còn lại sẽ được dành cho việc phát triển hệ thống Dáh như trả lương cho lập trình viên, luật sư, các nhà cố vấn... Thậm chí còn để thuê các công ty thật phát triển tính năng hoặc làm PR, marketing cho hệ thống.

Nhờ có cơ chế khuyến khích cho phát triển hạ tầng, phát triển phần mềm, truyền thông, marketing nên Dash ngày càng hoàn thiện và được nhiều người biết đến và làm cho giá trị của một đồng Dash càng ngày càng tăng. Và khi giá Dash tăng thì lại càng hấp dẫn nhà đầu tư vào Dash, hạ tầng Dash lại càng được  phát triển, các tài năng đến với Dash càng ngày càng nhiều và đương nhiên phần mềm Dash sẽ càng được hoàn thiện thêm. Và với cơ chế phân bổ ngân sách nên chỉ các dự án tốt mới được cấp vốn và cứ thế Dash càng ngày càng tốt lên.

Khi giá trị 1 Dash khoảng 10 USD thì mỗi tháng ngân sách cho phát triển là khoảng 70 ngàn USD một tháng thì nếu giá Dash tăng lên để có dung lượng thị trường như Litecoin chẳng hạn thì ngân sách cho phát triển của Dash sẽ khoảng 190 ngàn USD và nếu dung lượng thị trường của Dash tương đương với Ethereum thì ngân sách mỗi tháng cho phát triển của Dash sẽ là hơn một triệu USD mỗi tháng. Còn nếu dung lượng thị trường bằng Bitcoin thì thậm chí còn khủng hơn là lên đến 10 triệu USD mỗi tháng. Với ngân sách như vậy Dash có thể thuê được hàng ngàn lập trình viên phát triển ứng dụng cho nó thậm chí có thể thuê hẳn các công ty chuyên nghiệp hay mua đứt các công ty như Bitpay hay Coinbasse để phát triển thêm tính năng cho nó. Trong khi với Bitcoin tổ chức Bitcoin foundation đã không quyên góp được đủ tiền để trả cho các lập trình viên trong nhóm Core developer, mà trường MIT mới chỉ tài trợ được cho 3 người, với ngân sách như vậy có lẽ Dash cũng đã vượt Bitcoin rồi. Vậy nếu Dash tăng giá gấp 3, gấp 5, gấp 10... thì khả năng cải tiến công nghệ của nó còn được cải thiện như thế nào?

Chắc mọi người cũng còn thắc mắc về Evan Duffield là ai, và ai là những người chủ chốt trong việc tạo dựng mô hình kinh doanh đặc biệt này đúng không?

Evan Duffield là một lập trình viên giầu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, hệ thống tìm kiếm và xử lý dữ liệu, anh cũng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Anh sống tại thành phố Pheonix bang Arizona, nước Mỹ.

Bên cạnh Evan Duffield có Daniel Diaz một doanh nhân trẻ giầu kinh nghiệm người Panama, anh từng sáng lập ra vài công ty trước khi tham gia Dash với Evan.

Còn có Holger Schinzel một chuyên gia kiểm soát chất lượng IT người Đức.

Còn có UdjinM6 một lập trình viên ẩn danh giầu kinh nghiệm người Nga.

Còn có Andy Freer một lập trình viên giầu kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình web và thương mại điện tử người Anh.

Còn có Fernando Gutierrez một doanh nhân, luật sư người Tây Ban Nha.

Còn có Ryan Taylor một doanh nhân có bằng MBA, một nhà tư vấn về lĩnh vực tài chính, kinh tế, thanh toán điện tử giầu kinh nghiệm người Mỹ. Trước khi tham gia Dash thì Ryan đã từng làm việc trong các ngân hàng và quỹ đầu tư lớn.

Còn có Robert Weicko một chuyên gia quản trị dự án công nghệ thông tin người Ba Lan hiện sống ở Thuỵ Sỹ. Trước khi tham gia Dash Robert từng làm việc tại HP và Microsoft.

Ngoài ra còn có một số lập trình viên và chuyên gia người Mỹ, Đức, và nhiều nước khác. 

Đặc điểm của một hệ thống phi tập trung giống như một mạng lưới ngang hàng với nhau các điểm nút, và thông tin trao đổi và đồng bộ với nhau thông qua các nút mạng một cách tự động. Điều này làm cho hệ thống hoạt động một cách kiên cường trước sự tấn công, và các hành động ngăn chặn như tường lửa trở nên vô hiệu. Muốn phá bỏ hệ thống như vậy phải tiêu diệt được tất cả các điểm nút của nó, nhưng các nút của nó nằm rải rác khắp nơi trên toàn thế giới khiến việc đánh phá toàn bộ một lúc là hầu như không thể. Vì nếu hầu hết các nút bị đánh sập thì khi nó hoạt động trở lại nó sẽ kết nối với các nút khác còn hoạt động để tiếp tục đồng bộ thông tin sang.

Không biết tương lai công ty ảo Dash sẽ phát triển như thế nào nhưng có lẽ sự tiến hoá của nó là một hướng đi khá bền vững và hiện thời thì cộng đồng Dash đều rất vui, từ các miners, masternode owners, các lập trình viên... đến các công ty đối tác được đều có vẻ rất hân hoan.

Dash sẽ còn nhiều tính năng cải tiến đang dần từng bước hoàn thiện hơn và cơ chế gây quỹ từ cộng đồng của nó cũng hiệu quả và đặc biệt không kém kickstarter hay indigogo trước đây.

No comments:

Post a Comment