"Gullible Du Ký" - Sách kinh tế dành cho người yêu thích tiền điện tử - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Saturday, April 8, 2017

"Gullible Du Ký" - Sách kinh tế dành cho người yêu thích tiền điện tử

Tiền điện tử không hề được phát minh ra một cách vô cớ mà không dựa trên những triết lý về tự do và thị trường tự do. Chính sự tự do và hạn chế tối thiểu quyền lực của các chính phủ mới là động lực để kinh tế phát triển và xã hội phát triển thịnh vượng. Nói chung bạn sẽ dễ hiểu hơn về các nguyên tắc kinh tế và tiền tệ khi tìm hiểu về Bitcoin, Dash hay các loại tiền kỹ thuật số khi đã đọc hết cuốn sách này.



Sau đây là nội dung giới thiệu cuốn sách:


Đây là một cuốn tiểu thuyết trào phúng đặc sắc của Ken Schoolland, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Nhưng cuốn sách này không phải là loại sách để đọc để giải trí mà nó là cuốn sách đọc để khôn ngoan hơn, tỉnh táo hơn. Thông qua chuyến phiêu lưu của chàng Gullible (một nhân vật mô phỏng Gulliver) đến đảo Corrumpo với nhiều luật lệ quái lạ (mà lại rất hữu lý), người đọc sẽ phải suy nghĩ, kiểm tra lại những gì mình đã từng tin, từng chấp nhận như là điều hiển nhiên về Sở hữu, về bản chất và mặt trái của Chính quyền, về tinh thần và giới hạn của Luật pháp .v..v.
Có thể xem Gullible Du Ký là một cuốn sách minh họa cho Chủ Nghĩa Tự Do của Ludwig von Mises, Friedrich A. Hayek, Milton Friedman… Những ý tưởng trong sách chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh cãi, tuy nhiên, dường như tạo ra tranh luận của là mục đích của tác giả. Tác giả muốn người đọc phải tư duy, tự phản biện, thảo luận với nhau để thoát khỏi cái khuôn mẫu tư duy đã được áp đặt từ những thế lực lớn hơn (nhà trường, các diễn giả, các học giả, các chính trị gia và chính quyền). Muốn có tự do, trước tiên phải có tự do tư tưởng. Và đây là con đường.
Cuốn sách này rất thú vị. Nó thách thức độc giả phải suy nghĩ về việc tại sao một số quốc gia giàu, trong khi một số khác lại nghèo. Nó đưa đến lối tư duy mới về nhiều vấn đề triết lý, thực tiễn, và kinh tế quan trọng. Các ý tưởng đa dạng trong sách khiến độc giả phải suy nghĩ, nghi vấn và tham dự vào những cuộc thảo luận nhiều ý nghĩa. Và ẩn sau tất cả những điều này là sự tôn trọng và chấp nhận con người cá nhân.
Từ năm 1980, Ken đã liên tục viết nhiều bài bình luận về kinh tế cho đài phát thanh. Những lời bình thẳng thắn của một nhà kinh tế học hàn lâm thường sẽ khô khan và kém thú vị. Ken nghĩ ông có thể nêm gia vị cho các bài phát thanh này bằng những đoạn hội thoại tưởng tượng. Bạn bè ông sẵn lòng tham diễn. Và thế là Jonathan Gullible ra đời.
Ngay lập tức, sự quan tâm từ phía thính giả tăng vọt! Các ý tưởng đầy tính khiêu khích và khác thường, nhưng lại khơi dậy, cuốn hút những ý tưởng về thị trường tự do tuyệt đối theo một lối dí dỏm. Sau này, Ken thâu tuyển hơn chục người bạn làm diễn viên để sản xuất ra nhiều tập, tạo thành một sê-ri đầy kịch tính. Nó lại trở thành một thành công vang dội khác. Kể từ đấy, Gullible du ký: trường ca Odyssey về Thị trường tự do được sử dụng trong các chương trình phát thanh, các nhóm thảo luận, các cuộc thi luận văn, kịch ngắn và các chương trình sân khấu ở khắp năm châu. Mỗi chương, trừ chương đầu, đều bắt đầu bằng một “truyện ngụ ngôn” ngắn về Jonathan Gullible và những cuộc chạm trán của anh với những luật lệ kỳ lạ của một hòn đảo và cư dân ở đó. Câu chuyện nhấn mạnh đến tính kỳ quái của các điều luật, sự kiểm soát, áp đặt lên đời sống của người dân và những hạn chế về mặt kinh tế từ các điều luật đó. Ta có thể dễ dàng nhận thấy các luật lệ này, trên thực tế, khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Câu chuyện càng tiếp diễn, vai trò cá nhân trong các quyết định chính trị và trách nhiệm của mỗi người càng được đưa vào làm đề tài thảo luận. Câu chuyện chứa đựng nhiều sắc thái tinh vi. Đôi khi, độc giả có thể bắt trượt ý nghĩa của câu chuyện nên mỗi “truyện ngụ ngôn” đều đi kèm với những lời chú thích (Bình luận) và các thông tin nền (Bối cảnh) cần thiết. Những lời chú thích này được đưa ra nhằm cung cấp ý chính của mỗi phần. Để nghiên cứu thêm, nên xem thêm sách và các trang web (Tài liệu tham khảo) – chúng sẽ rất hữu ích trong việc thảo luận hay dùng cho các dự án.
Câu hỏi cuối mỗi chương (Suy ngẫm) có vai trò định hướng cho các cuộc thảo luận nhóm về trách nhiệm của bản thân và các kỹ năng sống, những đề tài có thể gây hứng thú trong các lĩnh vực xã hội học, kinh tế học vĩ mô, triết họckhoa học chính trị và đạo đức học.
Xin lưu ý những người làm công tác giảng dạy rằng cuốn sách này có những chương mang tính phê bình đối với hệ thống giáo dục đương đại. Chúng tôi cho rằng không nên ngăn cản người học khỏi các nghi vấn khắt khe về sự học. Thay vào đó, chúng ta nên tin tưởng rằng người học sẽ khắt khe hơn với những hoàn cảnh vốn quen thuộc nhất với họ. Trên thực tế, chính những chương này lại thường được sinh viên yêu thích nhất.
Cuốn sách đã được dịch sang hơn 30 thứ tiếng: Albani, Bungari, Trung Quốc, Croatia, Séc, Hà Lan, Đức, Hi Lạp, Hungary, Ý, Nhật, Kiswahili, Hàn Quốc, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Macedonia, Mông Cổ, Nigeria Pidgin, Na Uy, Palau, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Nga, Serbi, Slovenia, Somali, Tây Ban Nha, Urdu…; và hiện vẫn đang tiếp tục được dịch sang một số ngôn ngữ khác dựa trên ấn bản năm 2004.

No comments:

Post a Comment