Giới thiệu cuốn sách Con Đường Đến Nô Lệ của FA Hayek - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Friday, May 26, 2017

Giới thiệu cuốn sách Con Đường Đến Nô Lệ của FA Hayek

Nhà kinh tế học người Anh gốc Áo, Friedrich Hayek đã đóng góp rất nhiều cho vài lĩnh vực trong kinh tế học, nhưng ông ta được biết đến nhiều nhất với cuốn sách, Con Đường Đến Nô Lệ (The Road to Serfdom). Cuốn sách đã tấn công chủ nghĩa xã hội cổ điển bằng cách tuyên bố rằng một nền kinh tế tập trung sẽ dẫn đến sự độc tài – thậm chí nếu chính phủ điều hành nền kinh tế có những ý định tốt đẹp. Hayek tin rằng một khi một nền kinh tế CNXH được chấp nhận, xã hội sẽ bắt đầu đi trên Con Đường Đến Nô Lệ – một con đường mà cuối cùng sẽ dẫn đến tự cai trị độc tài, nơi người dân có rất ít ảnh hướng về mặt kinh tế hoặc chính trị.

Những lý thuyết của ông ta đằng sau lập luận này là gì? Hãy tưởng tượng một thị trấn – nơi mà họ chỉ trao đổi bánh pancake. Những người kinh doanh bánh được tự do mở tiệm để bán bánh của họ, và người mua có sự tự do lựa chọn để chọn mua cái bánh nào – có đến hàng trăm vị khác nhau –  Kể cả bánh ngọt và bánh có hương vị. Những tiệm bánh mà làm ra những cái bánh ngon nhất thường kiếm lợi nhuận cao nhất – và trở nên giàu có hơn những người khác. Đây có thể nói là một kết quả tự nhiên của hệ thống kinh tế tư bản – thị trường thường đem lợi ích lại cho những người có hiệu suất cao.
Những người ở thị trấn chú ý rằng những tiệm bánh nghèo nhất đang chật vật để kiếm đủ lợi nhuận, trong khi những tiệm bán giàu có nhất đang tích lũy lượng của cải khổng lồ. Thay vì để cho những tiệm bánh nghèo kia thất bại, một sự can thiệp CNXH cổ điển được thực hiện. Tất cả các cửa hàng bánh được quốc hữu hóa – và một Cơ Quan Bánh được thành lập để thống trị thị trường.
Bây giờ, tất cả những cái bánh được kiểm soát bởi một nhóm người – những người đang cầm quyền ở Cơ Quan Bánh. Quyền lực đươc nằm trong tay một nhóm người thiểu số. Hayek đã đề xuất rằng mặc dù việc quốc hữu hóa các cửa hàng bánh được thúc đẩy bởi ý định tốt, để đảm bảo các chủ cửa hàng nghèo nhất không bị tổn thất, nhưng nó lại là bước đầu tiên để tạo ra một xã hội đàn áp. Hayek tin rằng – dưới danh nghĩa công bằng và hiệu quả – Cơ Quan Bánh sẽ bắt đầu lạm dụng quyền lực của mình. Nó sẽ cắt giảm khẩu phần bánh, quy định khi nào bánh được mua bán và bao nhiêu có thể được mua mỗi ngày.
Nó sẽ thậm chí cấm sự sản xuất tư nhân của bánh và ban hành những quy định giới hạn về những loại chất xám có thể được bán. Bất chợt, Cơ Quan Bánh trông như không còn là một ý tưởng tốt nữa. Hayek nghĩ rằng bởi vì những nền kinh tế hoạch định theo chủ nghĩa xã hội này đưa ra tất cả những quyết định về cách hàng hóa và dịch vụ nên được sản xuất và phân phối ra sao, chính phủ được giao nhiều quyền lực hơn trong cuộc sống cá nhân hơn trong một nền kinh tế thị trường.
Và, ông ta nghĩ rằng không một ai sẽ mong muốn điều đó. Con Đường Đến Nô Lệ đã có một sự ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế và chính trị của thế kỷ 20 và từ lần xuất bản đầu tiên của nó vào năm 1944, đã có hơn 2 triệu bản được bán. Một cuộc phân tích chuyên sâu hơn có thể được tìm thấy ở trong trang MACAT.
Nguồn: Cafe Ku Búa

No comments:

Post a Comment