So sánh mô hình masternode của Dash với mô hình kim tự tháp - DashVN

Latest

Tự do, công nghệ & đầu tư

Friday, September 22, 2017

So sánh mô hình masternode của Dash với mô hình kim tự tháp

Đã có người từng so sánh Bitcoin với mô hình kim tự tháp  và cũng có người cho rằng mô hình Masternode của Dash cũng là một dạng của mô hình kim tự tháp  Vậy liệu có phải mô hình Masternode của Dash là một dạng kim tự tháp lấy tiền của người sau trả cho người trước không? Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những điểm khác biệt của chúng. Cũng xin nói trước với bạn rằng, bài viết này chỉ nói về mô hình masternode của Dash chứ không phân tích về mô hình masternode mà các coin khác có áp dụng.
Trước hết chúng ta tìm hiểu một chút về mô hình kim tự tháp

Mô hình kim tự tháp là mô hình kinh doanh mà người ta hứa hẹn sẽ trả cho nhiều lợi nhuận, mô hình này dựa vào việc tìm kiếm và thu hút người tham gia rồi lấy tiền của người tham gia sau để trả cho người đã tham gia trước đó.

Bằng việc đánh vào lòng tham của con người với mức trả lãi rất cao nên mô hình này thu hút được rất nhiều người tham gia. Nhưng làm thế nào nó có thể trả lãi cao cho những người tham gia trước mà không làm cho nó bị hết tiền. Đó là nhờ việc khoá tiền lại trong một thời gian. Tức là bạn sẽ được trả lãi cao nhưng bạn không thể rút ra ngay được mà phải chờ một thời gian. Thời gian chờ này là để đáy của tháp được tiếp tục mở rộng, và khi càng có nhiều người tham gia thì càng có nhiều tiền để trả cho người tham gia trước.

Với việc trả lãi lớn để tạo sự hấp dẫn và kích thích lòng tham của con người nên mô hình này không còn tiền để đầu tư vào sản xuất và kinh doanh cho nên nó không tạo được ra giá trị chỉ có lấy của người sau trả cho người trước. Nếu tham gia trước người ta có thể có được lợi nhuận bằng tiền nhưng phải lừa người thân và bạn bè vào tham gia, nhưng tham gia sau thì anh ta sẽ mất sạch. Khi kim tự tháp sụp đổ, nhiều người mất cả tiền bạc lẫn các mối quan hệ thân thiết.

Có rất nhiều loại coin trên thị trường áp dụng mô hình kim tự tháp này, trong đó phải kể đến Onecoin. Loại coin này được giới thiệu cách đây vài năm rồi nhưng cho đến nay nó vẫn chưa được thực sự là coin, cho dù tạo ra một loại coin không khó nhất là nhờ có Ethereum thì việc tạo coin không tốn mấy thời gian và công sức nhưng nó cũng không thực hiện được. Những loại coin như thế này không phải như những loại tiền điện tử mà ai cũng có thể tham gia dễ dàng bằng việc cài đặt phần mềm ví rồi đào coin hoặc mua coin để có, thì những coin theo kiểu kim tự tháp thường gắn liền với việc mua các gói đầu tư để khoá tiền lại.
Còn mô hình masternode của Dash thì sao?

Masternode là một dạng nút mạng của mạng lưới của Dash. Nó thực chất là một máy tính cung cấp dịch vụ hạ tầng cho mạng lưới của Dash, giúp cho việc đồng bộ sổ cái được nhanh chóng, đồng thời nó cũng cung cấp những dịch vụ giá trị gia tăng mà các coin khác không có được như PrivateSend là dùng để đảm bảo tính riêng tư cho các giao dịch trên mạng lưới của Dash và InstantSend giúp cho việc xác thực giao dịch chỉ trong một vài giây thay vì cả tiếng đồng hồ như Bitcoin hay các loại tiền điện tử khác.

Do cung cấp dịch vụ cho mạng lưới cho nên nó cũng giống như đào coin nó được trả công bằng 45% số coin sinh ra và phí giao dịch, 45% tiếp theo được trả cho các chủ máy đào, còn 10% còn lại được dùng cho các dự án phát triển. Nhờ có 10% này mà Dash có lượng ngân sách dồi dào để trả lương cho các lập trình viên, chi trả cho việc nghiên cứu, trả tiền để tổ chức các sự kiện, làm truyền thông hay quảng cáo...

Để cài đặt được masternode người ta cần phải có đặt cọc 1000 Dash. Đặt cọc này là điều kiện để tham gia cung cấp dịch vụ. Với có điều kiện này hệ thống của Dash chống lại việc tấn công gọi là Sybil có nghĩa là một hình thức giả mạo định danh. Nếu không có khoản đặt cọc có giá trị lớn thì rất dễ những tổ chức tài chính dồi dào có thể đầu tư nhiều máy để làm masternode và như vậy thì rất dễ giả mạo các dịch vụ. Nhưng khoản đặt cọc 1000 Dash với tỷ giá hiện nay lên đến 350,000 USD (hơn 7 tỷ đồng) thì kiến cho chi phí để giả mạo tăng lên rất nhiều nhất là để có thể giả mạo anh ta phải chiếm được đa số trong số các masternode. Mà nếu mua thêm càng nhiều Dash để lập nhiều masternode thì chi phí lại tăng cao khủng khiếp vì nguồn cung hạn chế, điều đó khiến cho việc tấn công này trở thành bất khả thi.

Tuy đòi hỏi đặt cọc nhưng masternode không thực sự khoá tiền của người dùng. Bất cứ khi nào chủ masternode cũng có thể tiêu số tiền đặt cọc này (chỉ cần xoá file cấu hình masternode trên máy trạm) và gửi tiền như bình thường. 

Nhưng sự thông minh trong thiết kế mô hình masternode này là khi số lượng masternode giảm đi thì phần thưởng cho mỗi masternode lại tăng lên vì tất cả hệ thống masternode chia nhau 45% phần thưởng, mà nếu ít masternode đi thì các masternode còn lại được chia nhiều hơn. Điều này làm cho người ta thấy hấp dẫn hơn khi số masternode giảm đi thì sẽ mua thêm, và như vậy số masternode lại tăng lên để đảm bảo tính cân bằng.
Tóm lại

Mô hình masternode của Dash vẫn dựa trên sự tự do, không có chuyện khoá vốn để lấy của người sau trả cho người trước. Nó cũng không giống mô hình kim tự tháp kiểu ponzi là không đầu tư gì mà ở mô hình này tiền đầu tư thêm được dùng để nghiên cứu, phát triển và kinh doanh. Phần thưởng cho chủ masternode và người đào coin là khoản trả công cho việc trả chi phí và vận hành hệ thống.


THAM KHẢO THÊM

2 comments:

  1. rất vui khi được đọc bài viet của anh, em thấy có 1 loai coin có mã nguồn từ DASH và co master nodes nhỏ hơn.
    em không hieu masternodes nhỏ vs lớn thì khác nhau gì ạ
    em cảm ơn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vì mã nguồn mở nên các coin khác hoàn toàn có thể copy được công nghệ của Dash một cách tự do, và họ có thể sửa đổi tuỳ thích. Nhưng họ không có đội ngũ nhân sự tài năng như Dash, không có quy trình quản lý tốt như Dash và ra sau nên ngân sách ít hơn Dash, các đối tác của Dash cũng nhiều hơn và cộng đồng chất lượng hơn. Nhờ đó Dash sẽ có lợi thế dẫn trước và hiệu ứng mạng lưới của Dash sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều.

      Delete